Ngày đăng: 30/11/2020

ĐỘ BỀN VÀ KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA TÚI NÂNG NGỰC

Túi nâng ngực được làm từ một vỏ silicon gồm 3 lớp và được làm đầy bằng chất silicon. Theo các chuyên gia, túi ngực nhân tạo này chịu được ngoại lực rất lớn, thậm chí không bị nổ ngay cả khi ô tô 4 bánh chèn qua. Vậy độ bền của túi nâng ngực như thế nào?

Độ bền của túi nâng ngực như thế nào?

Hiện nay, túi ngực gel được dùng phổ biến nhất được làm từ silicon và saline – túi nước biển. Ngoài ra còn có thể thêm một thành phần mới được gọi là Structured Ideal implants sẽ khiến ngực trông tự nhiên hơn.

Nâng ngực bằng túi độn silicon được làm từ một vỏ silicon gồm nhiều lớp và được làm đầy bằng chất silicon. Theo các chuyên gia, túi ngực nhân tạo này chịu được ngoại lực rất lớn, thậm chí không bị nổ ngay cả khi ô tô 4 bánh chèn qua. Vỏ của túi độn nâng ngực là chất liệu tổng hợp dẻo, dai, bên trong chứa silicone dạng gel đặc, rất bền và hầu như không bị ảnh hưởng bởi áp suất hoặc những tác động thông thường.

Túi độn ngực có thể bị rách khi nào?

độ bền túi độn nâng ngực

Những sản phẩm túi nâng ngực được chứng nhận bởi cơ quan chuyên môn như Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có chất lượng rất tốt, không thể vỡ do thay đổi áp suất, chèn ép, chấn thương… Túi nâng ngực chỉ có thể vỡ do một số nguyên nhân như:

Do sang chấn cấp tính: Túi ngực có thể bị rách nếu bị vật sắc nhọn đâm thủng: do tai nạn, tiêm chọc vào vùng ngực, hoặc khi sinh thiết mô tuyến vú vô tình đâm thủng túi ngực…

Do thời gian và sang chấn kéo dài: Trường hợp túi độn ngực để lâu trong ngực, bị co bao xơ của cơ thể bóp và làm biến dạng, tạo ra những nếp gấp, các nếp gấp bị hằn sâu theo thời gian và có thể bị rách, gây thoát silicone ra ngoài. Đây được gọi là Hội chứng tiết dịch khoang muộn (Late Seroma). Tỷ lệ gặp hội chứng này từ 0,88 – 1,2%, Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận 12 trường hợp vỡ túi độn nâng ngực do Hội chứng tiết dịch khoang muộn,.

Do kỹ thuật: Động tác nhét túi ngực thô bạo, kỹ thuật phẫu thuật bóc bao túi không đúng, thao tác dụng cụ sắc nhọn gây tổn thương bao túi trong mổ cũng có thể là nguyên nhân gây vỡ túi ngực.

Ngực sau khi nâng sẽ tồn tại mãi mãi?

Túi ngực trong điều kiện bình thường thì bền vĩnh viễn. Tuy nhiên sau phẫu thuật nâng ngực thì dáng ngực có những sự thay đổi theo tuổi tác cùng với sự lão hóa chung của cơ thể. Theo thời gian, ngực của họ sẽ lại bắt đầu xệ xuống do tác dụng của trọng lực tạo nên tình trạng sa trễ, khuôn ngực không còn được đầy đặn và săn chắc như ban đầu, đây là một trong những lý do phổ biến khiến những phụ nữ đã nâng ngực phải đi sửa lại là vì họ lại muốn trẻ hóa lại khuôn ngực của mình.

Và ngực cấy ghép cũng như ngực tự nhiên, sẽ thay đổi theo tuổi. FDA thống kê rằng, cứ 5 phụ nữ nâng ngực thì sẽ có 1 người sẽ phải bỏ túi nâng ngực trong vòng 10 năm và tỷ lệ loại bỏ túi ngực sẽ cao hơn ở những phụ nữ nâng ngực sau khi bị ung thư vú.

Có thể cảm nhận được nếu túi nâng ngực bằng silicon hỏng hay không?

Nếu túi nâng ngực bằng muối biển bị hỏng, chị em sẽ cảm nhận được ngay lập tức vì ngực thường sẽ xệ xuống. Nhưng với túi độn bằng silicon thì khó để nhận ra ngay được tình trạng này. Do túi nâng ngực bằng silicon thế hệ mới nhất có cấu trúc rất ổn định, có nghĩa là kể cả khi dùng kéo cắt túi độn thì nó vẫn sẽ có hình dạng ổn định như ban đầu.

Do đó, hạn chế của việc này đó là nếu túi nâng ngực của bạn bị hỏng, bạn sẽ rất khó để nhận ra. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ dùng túi độn silicon nên thăm khám định kỳ để kiểm tra. Nếu có những dấu hiệu bất thường như thay đổi hình dáng ngực, độ mềm mại, hoặc tăng cảm giác đau, bác sỹ sẽ chỉ định siêu âm hoặc chụp MRI để phát hiện sớm và xử trí kịp thời biến chứng.

Thông tin liên hệ:

Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ Acade Clinic

23 Vân Hồ 2, Lê Đại Hành, Hà Nội.

Hotline: 096 176 1010 – 096 176 2020.

Liên hệ ngay để được trực tiếp Ths.Bs Hữu Phước tư vấn

Gọi trực tiếp đến Hotline 0961.76.2020, đến trực tiếp cơ sở hoặc

Click Đăng ký ngay để được bác sĩ giải đáp mọi thắc mắc.

Chia sẻ ngay: